Chi phí xây nhà là nhân tố quan trọng quyết định quy mô căn nhà. Điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến khi chuẩn bị xây nhà chính là chi phí xây nhà. Thực tế, trong thời buổi bão giá hiện nay thì việc xây một căn nhà không phải là chuyện đơn giản, sẽ tốn rất nhiều loại chi phí khác nhau. Trước khi xây nhà bạn cần ước tính chính xác những chi phí xây nhà để có phương án dự trù hợp lý. Trong quá trình xây nhà việc phát sinh chi phí là điều không thể tránh khỏi nhưng để hạn chế phát sinh ngoài ý muốn bạn cần biết cách quản lý chi phí xây nhà.
Chi phí xây nhà
Để quản lý chi phí xây nhà bạn cần hiểu rõ chi phí xây nhà bao gồm những khoản chi phí gì. Dưới đây là những khoản chi phí để xây một căn nhà.
Chi phí phá dỡ nhà cũ: Nếu căn nhà của bạn được xây dựng trên nề đất nhà cũ thì bạn phải tốn thêm khoản chi phí phá dỡ, san lắp mặt bằng.
Chi phí gia cố móng: Trong trường hợp căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, gần sông, để đảm bảo sự kiêng cố cho căn nhà buộc bạn phải gia cố móng. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng và địa chất ở đây.
Chi phí cấp phép xây dựng: Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng mà lệ phí xây dựng khác nhau. Bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng.
Chi phí xây dựng cơ bản: Gồm chi phí xây dựng phần thô và chi phí xây dựng phần hoàn thiện, chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu.
Chi phí mua sắm vật tư thiết bị: Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn, tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà số lượng vật tư sẽ thây đổi và chi phí này còn phụ thuộc nhiều vào nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng.
Chi phí thiết kế: Thông thường chi phí thiết kế khoản 3% chi phí dự toán. Chi phí này có thể được tiết giảm nếu bạn nhà của bạn xây đơn giản, xây theo mẫu sẳn.
Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh: Phát sinh chi phí là điều khó tránh khỏi trong xây nhà, nên bạn cần dự trù một khoản chi phí dự phòng.
Cách ước tính chi phí xây nhà
Để ước tính chi phí xây nhà một cách chính xác trước hết bạn cần liệt kê toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà, trong từng khoản mục đó bạn lại liệt kê những công tác cần thực hiện, đặt biệt là chi phí vật tư, thiết bị, bạn phải xem xét số lượng, chuẩn loại cụ thể. Tiếp theo là tham khảo giá ở những đơn vị khác nhau cho từng công tác, vật tư, thiết bị và đưa ra tổng chi phí xây nhà.
Những nguyên nhân làm phát sinh chi phí
Không khảo sát địa chất . Rất nhiều trường hợp khi mua đất gia chủ đã không xem xét đến địa chất của khu vực xây dựng nên khi tiến hành làm móng nhà ở những khu vực đất yếu buộc phải gia cố móng mới đảm bảo tính vững chắc cho căn nhà, chi phí này có thể đội lên từ 50 triệu đến 200 triệu tùy vào quy mô xây dựng và địa chất khu vực.
Không có bản vẽ thiết kế: Nếu có bản vẽ thiết kế trước thì chỉ cần làm theo thiết kế, nhưng khi không có thiết kế cụ thể, trong quá trình xây dễ xẩy ra sai sót hoặc nhà thầu thi công không đúng ý của gia chủ và phải tốn chi phí sửa chữa lại. Nếu không được thiết kế trước trong khi xây rất dễ phát sinh thêm các hạng mục mới như ngoại thất, ban công hay cổng, hàng rào,…
Nhà thầu xây dựng không uy tín: Lựa chọn những nhà thầu xây dựng thiếu kinh nghiệm, không có uy tín trong ngành nghề, giá thầu rẻ, không thỏa thuận rõ ràng những hạng mục chịu trách nhiệm thi công. Đến khi thi công thì dẫn đến sai sót và phát sinh thêm những hạng mục khác, nhà thầu không chịu trách nhiệm mà yêu cầu nhà chủ phải chịu. Ngoài ra nhà thầu thiếu kinh nghiệm làm tiến độ thi công chậm trễ, thời gian thi công càng kéo dài thì càng dễ phát sinh chi phí.
Sự thay đổi ý kiến của gia chủ: Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đỏi này như lúc đầu nhà chủ không quan tâm đến vấn đề phong thủy nhưng đến khi xây thì lại nghe ý kiến đóng góp của người khác, muốn sửa lại, hay ngay lúc đầu đã không có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình, đến khi xây mới thay đổi phương án. Gia chủ thay đổi thiết kế trong lúc đang thi công có thể làm phát sinh thêm chi phí trong xây nhà.
Không thống nhất về giá cả vật tư với nhà cung cấp: Vật tư theo từng thời điểm sẽ tăng giảm về giá không ổn định. Khi bạn tính toán chi phí vật tư thì phải có sự thống nhất giá với nhà cung cấp. Nhiều trường hợp giá sẽ tăng trong lúc bạn xây dựng và phát sinh thêm chi phí.
Cách thức quản lý chi phí
Để quản lý bất kể chuyện gì thì kế hoạch vẫn luôn là quan trọng nhất, nó là nền tảng để quản lý hiệu quả, quản lý chi phí cũng vậy, bạn cần lập một bản kế hoạch cụ thể về các khoản mục chi phí hoàn thành căn nhà. Bảng kế hoạch phải thể hiện rõ các hạng mục cần phải tốn chi phí, chuẩn loại, số lượng, nhà cung cấp, nhãn hiệu. Những chi phí trong bảng kế hoạch phải được kiểm nghiệm thực tế để dự trù kinh phí đầy đủ và chính xác.
Việc quản lý chi phí phụ thuộc nhiều vào hình thức thuê nhà thầu của bạn. Nhìn chung có ba cách thuê thầu sau là bạn tự thực hiện chỉ thuê nhân công, hai là giao một phần cho nhà thầu, ba là khoán toàn bộ gói thầu. Nếu bạn giao thầu toàn bộ cho nhà thầu thì việc quản lý chi phí sẽ nhẹ nhàn hơn rất nhiều, bạn chỉ cần tìm nhà thầu uy tín có giá thi công hợp lý. Còn nếu thuê một phần thì bạn sẽ quản lý chi phí cho phần còn lại. Lựa chọn nhà thầu uy tín là cách quản lý chi phí hữu hiệu, bởi vì nhà thầu uy tín sẽ có có những quy định về hạng mục mà họ chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm cho những phát sinh trong những hạng mục đã ký kết.
Quá trình thực hiện cần tuân thủ theo đúng thiết kế ban đầu, không thay đổi thiết kế hay phát sinh thêm các hạng mục. Phải giám sát quá trình xây nhà để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công.
<<< Xem thêm: Kinh Nghiệm Chọn Nhà Thầu Xây Dựng -Rủi Ro Khi Chọn Nhà Thầu Giá Rẻ
Thông tin liên hệ:
Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.
Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Số 2, Đường Số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98
Email: songphat@xaynhapho.com.vn
Website: https://www.xaynhapho.com.vn/